Gọi điện thoại
02438523567

Bí hạt đậu ( Bí hồ lô )

Tình trạng:Còn hàng
0đ Giá thị trường: 0₫
Tiết kiệm: 0₫

Bí đỏ là một loài thực vật dây leo thuộc họ bầu bí, hương vị thơm ngon cùng hàm lượng dinh dưỡng cao có trong quả khiến chúng trở thành một trong những loại thực phẩm rất được ưa chuộng trong thực đơn gia đình.

Bí đỏ hồ lô hay còn gọi bí đỏ hạt đậu, bí rợ là một trong những giống bí phổ biến trên thị trường hiện nay, các bộ phận của cây đều có thể thu hái làm thực phẩm như đọt bí, lá, hoa, quả non, quả trưởng thành. Điểm đặc biệt của giống bí này so với các giống bí khác là ruột quả rất đặc, ít hạt, vị ăn lại dẻo và ngọt hơn hẳn.

Hạt giống bí đỏ hồ lô trưởng thành có đặc tính dễ thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, có thể gieo trồng và thu hái quanh năm, đặc biệt mang lại lợi ích kinh tế cao cho bà con nông dân canh tác với diện tích lớn.

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG BÍ ĐỎ HỒ LÔ TẠI NHÀ

1.Chuẩn bị gieo trồng

Để có thể thu hoạch những quả bí chất lượng, năng suất vượt trội, điều quan trọng đầu tiên là người trồng cần chọn mua được hạt giống chất lượng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở cung cấp hạt giống tha hồ cho bạn lựa chọn, tuy nhiên hãy tìm đến những nơi uy tín nhằm nhận được hạt giống bí đỏ hồ lô chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao, kháng bệnh tốt và nhanh cho thu hoạch. Website hatgionglamson.com là một gợi ý tốt dành cho bạn.

Hạt giống bí đỏ hồ lô có thể gieo trồng quanh năm, tuy nhiên do đặc tính chịu hạn tốt, không chịu được ngập úng nên thời vụ thích hợp để gieo hạt là vụ Đông Xuân (tháng 11,12) hoặc vụ Hè Thu (tháng 6,7). Có thể để bí bò dưới đất hoặc leo giàn theo hàng đôi hoặc hàng đơn, cây cách cây 40 – 60cm, hàng cách hàng khoảng 1 – 2m.

Muốn bí đỏ hồ lô sai quả, việc chọn và làm đất là vô cùng quan trọng. Nên chọn đất tốt, tơi xốp, giàu mùn, dễ thoát nước, cấu tượng nhẹ. Nếu trồng hạt giống bí đỏ hồ lô trên đồng ruộng nên chọn những nơi cao ráo, đất thịt nhẹ pha cát hoặc đất phù sa ven sông suối, độ pH từ 6 – 6,5 là thích hợp nhất. Trước khi trồng 5 – 7 ngày cần làm đất kỹ, cày bừa tơi xốp, lên luống, chuẩn bị hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng. Sử dụng phân chuồng ủ hoai, phân lân Lâm thao trộn đều với nhau rồi bón lót cho đất, cũng có thể bổ sung thêm phân trùn quế hoặc chế phẩm vi sinh EM1 để cải tạo và cung cấp dinh dưỡng cho đất, sẽ giúp kích thích cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, đậu nhiều quả, quả to, chắc, đặc ruột.

2.Gieo trồng hạt giống bí đỏ hồ lô

Bước 1: Ươm  và gieo hạt

Giá thể ươm hạt giống bí đỏ hồ lô gồm: 40% đất nhỏ + 30% trấu hun (mùn mục) + 30% phân chuồng đã ủ hoai mục. Trộn đều các thành phần lại với nhau sau đó chia đất ươm vào từng khay/ bầu đất .

Ngâm hạt giống bí đỏ hồ lô trong nước ấm 40 độ C từ 2 – 3 tiếng rồi vớt ra và ủ trong khăn ẩm ở nhiệt độ 27 – 30 độ C. Khoảng 40 – 42 giờ hạt sẽ nứt nanh nảy mầm thì đem gieo vào khay/bầu ươm, mỗi vị trí khoảng 2 hạt.

Sau gieo tưới phun sương nhẹ làm ẩm đất: khi trời nắng nóng, độ ẩm xuống thấp thì tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát; khi trời mát tưới 1 lần/ngày.

Nếu cây non trong bầu ươm phát triển kém thì bón thúc khoảng 0,1% đạm pha với nước sạch, chỉ bón tối đa 2 lần khi cây con có 2 – 3 lá thật và sau 7 – 10 ngày từ khi gieo hạt giống bí đỏ hồ lô.

Bước 2: Trồng cây con

Khi cây bí đỏ hồ lô non có 4 – 5 lá thật thì bứng đem trồng ra đồng ruộng hoặc các chậu/thùng xốp cỡ lớn. Tiêu chuẩn mang trồng là những cây to, khỏe, cứng cáp, rễ thẳng, không bị sâu bệnh và dập lá.

Trồng nhẹ nhàng tránh làm gãy, hỏng cây.

Sau khi trồng tưới đẫm nước cho chặt gốc, đồng thời đặt đất cục xung quanh gốc giúp cây không bị đổ.

3.Chăm sóc bí đỏ hồ lô

Tưới và tiêu nước:

+ Ngày nắng nóng tưới 2 lần/ngày, khi trời mát tưới 1 lần/ngày. Có thể áp dụng phương pháp tưới rãnh để cây thấm nước từ từ, đồng thời giúp nguồn dinh dưỡng bón cho cây không bị rửa trôi, hạn chế tổn thương lá cây và hạn chế sâu bệnh.

+ Bí đỏ hồ lô chịu hạn tốt hơn ngập úng nên cần chú ý thoát nước cho cây vào mùa mưa, tránh làm cây và quả bị thối. Đồng thời nhặt sạch cỏ, lá già để tạo độ thông thoáng cho đất trồng bí đỏ.

Phủ luống: nhằm giúp bộ rễ cây bí đỏ hồ lô phát triển tốt, tránh tác động trực tiếp của nắng nóng và mưa rét; nên tiến hành phủ luống bằng màng phủ nông nghiệp (từ trước khi trồng) hoặc rơm rạ (sau khi vun xới đất lần 2)

Bấm ngọn, sửa dây, tạo hình

+ Bấm ngọn khi cây ra được 4 – 5 lá thật để tạo nhánh, hạn chế thân chính phát triển quá dài.

+ Khi bí ra dây dài khoảng 1m thì dùng đất đắp một đoạn thân xuống nhằm kích thích rễ phụ phát triển, giúp cây hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

+ Mỗi dây bí đỏ hồ lô chỉ nên để từ 2 - 4 nhánh hoặc 1 dây chính và 2 dây nhánh.

+ Làm sạch cỏ, sửa dây, cắt bớt lá vàng úa phía dưới gốc để tạo độ thông thoáng.

Thụ phấn bổ sung: sau khoảng 40 – 45 ngày, bí đỏ hồ lô bắt đầu ra hoa, thông thường tỷ lệ hoa đực nhiều gấp 20 lần hoa cái, hoa thụ phấn nhờ gió và ong bướm. Nếu muốn cây ra quả nhiều hơn, người trồng hãy thụ phấn bổ sung cho hoa bằng cách chạm nhị hoa đực vào núm nhụy hoa cái. Lưu ý: tiến hành thụ phấn bổ sung vào thời tiết khô ráo, thoáng mát.

Phòng trừ sâu bệnh: gieo trồng hạt giống bí đỏ hồ lô thường gặp một số sâu bệnh hại như phấn trắng, giả sương mai, lở cổ rễ, bọ trĩ, sâu vẽ bùa……Cần kiểm soát thường xuyên và có biện pháp xử lý kịp thời tránh lây lan.

THU HOẠCH BÍ ĐỎ HỒ LÔ

Nếu áp dụng đúng kỹ thuật thì sau khoảng 65 ngày đã có thể bắt đầu thu hoạch quả. Nên thu đúng thời điểm, thu vào ngày nắng ráo.

Sau thu hoạch thì để bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm ướt làm hỏng hay thối quả.

Bí đỏ hồ lô dẻo, ngon, ngọt không chỉ là nguyên liệu làm nên những món ăn ngon mà còn đem lại nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe.